Bệnh Giun Đũa Gà – Cách Phòng Tránh Và Trị Bệnh Hiệu Quả [SV388]

Trong quá trình chăn nuôi cũng như huấn luyện chiến kê, nếu không đảm bảo vệ sinh chuồng trại và vệ sinh thức ăn, gà rất dễ bị nhiễm bệnh và nhiễm các ký sinh trùng. Bệnh giun đũa gà là một trong số những bệnh thường gặp mà người chăn nuôi ít khi để ý đến, mặc dù không nguy hiểm nhưng có thể gây thiệt hại rất nhiều đến tình hình kinh tế. Để có thể hiểu rõ hơn, hãy cùng nhà cái SV388 tham khảo chi tiết nội dung bên dưới nhé!

Giun đũa là gì?

Giun đũa được biết đến với tên gọi khoa học là Ascaris lumbricoides và người miền Nam thường hay gọi là lãi đũa, đây là một dạng ký sinh gây bệnh chủ yếu ở người và các loại gia cầm. Giun đũa thường có dạng hình ống và có kích thước khá lớn, chiều dài khoảng một chiếc đũa ăn cơm nên có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường.

Giun đũa – Loại ký sinh trùng chuyên ký sinh trong gia cầm

Làm sao để nhận biết được gà chọi bị nhiễm giun đũa?

Bệnh giun đũa gà là một trong số những loại bệnh thường gặp, nhất là đối với những loại gà chọi được thả đồi hoặc nuôi thả vườn. Khi ăn phải những thức ăn không hợp vệ sinh, hoặc các dụng cụ cho ăn, nước uống chứa ấu trùng gây bệnh ẩn chứa, giun đũa thường xâm nhập vào cơ thể thông qua đường tiêu hóa và phát triển bên trong đường ruột.

Khi đã phát triển giun đũa sẽ hấp thụ thức ăn khiến gà trở nên còi cọc và chậm lớn.

Thông thường khi bị nhiễm bệnh, gà sẽ không có triệu chứng cụ thể mà người nuôi chỉ thấy chúng lười vận động mặc dù vẫn được ăn uống bình thường.

Nếu ủ bệnh trong thời gian dài, bệnh giun đũa gà có thể được phát hiện khi mắt bị sưng, có bọt hoặc thậm chí khi vạch xem bên trên và dưới vành mắt sẽ thấy có giun bên trong.

Vòng đời của giun đũa kí sinh trong cơ thể gà chọi

Theo các nhà khoa học nghiên cứu, giun đũa ở gà sẽ phát triển trực tiếp sau khi được ký sinh và phát triển theo 2 giai đoạn, cụ thể:

Vòng đời phát triển của giun đũa ở gà

Xem Thêm >>>> Bệnh Thương Hàn Gà – Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Trị

Giai đoạn bên ngoài

Giai đoạn này được hiểu là thời gian giun cái đẻ trứng ở ruột non, trung bình một ngày sẽ sản sinh từ 50.000 – 72.000 trứng.

Sau đó trứng sẽ theo phân ra bên ngoài, nếu gặp điều kiện phù hợp, sau 15 – 20 ngày sẽ hình thành nên ấu trùng gây nhiễm bệnh.

Khi giun đất nuốt phải trứng gây nhiễm, ấu trùng bên trong sẽ thoát khỏi vỏ và tồn tại trong niêm mạc đường ruột của giun đất.

Nếu gà không may nuốt phải, ấu trùng đó sẽ được tiếp tục phát triển.

Giai đoạn bên trong

Khi nuốt phải trứng cảm nhiễm, nhờ tác dụng của dịch tiêu hóa, ấu trùng sẽ chuyển sang giai đoạn nở và sau đó sẽ chui ra khỏi trứng trong ruột non của gà.

Những ấu trùng gây bệnh này sẽ sống ở xoang ruột tầm 8 ngày, sau đó chui vào niêm mạc và ẩn trú ở đó trong thời gian khoảng 10 ngày.

Ấu trùng sau khi đã lớn sẽ chui vào ruột gà và biến thành giun trưởng thành.

Bệnh tích do bệnh giun đũa gà gây nên

Cũng giống như những bệnh giun sán khác, bệnh giun đũa gà gây ra một số bệnh tích ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống của chúng, điển hình như:

  • Thành ruột của gà sẽ dày lên do tăng sinh và nhu động ruột giảm.
  • Sung huyết, ruột viêm và xuất huyết do giun bám vào hút hết chất dinh dưỡng.
  • Lòng ruột gà sẽ chứa lượng lớn giun ký sinh, tuy nhiên số lượng này sẽ phụ thuộc và mức độ nhiễm bệnh của chú gà đó.

Hướng dẫn cách phòng chống và điều trị bệnh giun đũa gà

Một sư kê hay chăm sóc gà chiến không hề muốn chiến kê của mình bị bệnh trong suốt vòng đời nên họ luôn lo lắng và không ngừng học hỏi cũng như trau dồi thêm kinh nghiệm nuôi, phòng bệnh cũng như chữa bệnh nhằm gia tăng sức đề kháng cho gà.

Vệ sinh sạch sẽ tránh bệnh giun đũa gà

Xem Thêm >>>> Nguyên Nhân Gà Bị Hô Hấp Mãn Tính Và Cách Phòng Trị

Phòng bệnh

Ấu trùng giun đũa có thể lây lan qua nguồn nước uống, thức ăn nên việc vệ sinh 2 nguồn này là điều cần thiết. Bên cạnh đó sư kê cũng nên quan tâm đến chế độ chăm sóc, nguồn thực phẩm cũng như vệ sinh riêng biệt cho từng chiến kê trước và sau khi thi đấu.

Không dừng lại ở đó, việc vệ sinh chuồng trại và vệ sinh các dụng cụ cho gà cũng vô cùng quan trọng và cần thiết nhằm tránh việc phân gà có chứa ấu trùng giun lẫn chứa trong các dụng cụ.

Ngoài ra người nuôi cũng không quên phun thuốc sát trùng theo định kỳ nhằm ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, thực hiện công tác tẩy giun theo định kỳ:

Đối với giống gà chọi từ 4 – 6 tuần tuổi:

  • Có thể pha nước hoặc trộn thức ăn có thành phần Levamisol.
  • Lưu ý chỉ nên sử dụng liều lượng theo hướng dẫn từ những người có chuyên môn.

Với dòng gà chọi trên 6 tuần:

  • Tương tự như ở độ tuổi từ 4 – 6 tuần nhưng nên lặp lại công việc này sau từ 1 – 2 tháng tùy theo mức độ nhiễm giun và mức dịch tễ.
  • Có thể sử dụng thêm vitamin, men vi sinh và khoáng chất để tăng hệ miễn dịch và sức đề kháng.

Phương pháp điều trị

Việc đầu tiên cần làm ngay sau khi phát hiện gà có triệu chứng nhiễm bệnh giun đũa, cần nhanh chóng cách ly ngay nhằm tránh lây nhiễm sang những con khỏe nếu có thể thay thế toàn bộ chất độn chuồng thì càng tốt.

Tiếp đến hãy ủ men với chất độn chuồng để kìm hãm sự phát triển của các tác nhân gây bệnh cũng như khử mùi hôi cho chuồng, sau khi hoàn tất công việc bên ngoài, chúng ta có thể cho gà sử dụng 1 trong những loại thuốc sau:

  • Dùng Levamisol để trộn vào thức ăn theo hướng dẫn từ nhà sản xuất.
  • Với bệnh giun đũa ở gà thì dòng thuốc Albendazole và Mebendazole có hiệu quả tương đối cao.
  • Uống Fenbendazole có tác dụng tẩy giun hiệu quả lên tới 99%.

Lời kết

Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến biểu hiện cũng như cách phòng, chữa bệnh giun đũa gà. Hy vọng đây sẽ là những chia sẻ hữu ích giúp sư kê có thêm những kiến thức nuôi gà bổ ích để áp dụng vào thực tế để nhanh chóng phát hiện cũng như điều trị sớm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *